Chiếm lần lượt 6/10 và 41/100 trường đại học hàng đầu trên thế giới (theo Times Higher Education 2016), không khó để giải thích vì sao Mỹ luôn là điểm đến mơ ước cho hàng chục triệu du học sinh trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Mỹ cũng đứng đầu trên thế giới về số lượng trường đại học (gần 5,000 trường) và xếp thứ 3 về chi phí khi du học (theo báo cáo của HSBC năm 2012). Do vậy, hiểu biết về hệ thống giáo dục Mỹ sẽ giúp sinh viên đưa ra được những lựa chọn tối ưu nhất (choosing the “right fit”) và phát triển kế hoạch học tập của mình. Hệ thống giáo dục Mỹ có nhiều lựa chọn ngành học cho sinh viên quốc tế. Sự phong phú về trường, chương trình học và địa điểm mang đến cho sinh viên nhiều lựa chọn nhưng nhiều khi cũng sẽ khó quyết định, thậm chí đối với cả sinh viên Mỹ.
Các sinh viên giỏi toàn diện thường lựa chọn các trường Đại Học tư để làm hồ sơ bởi danh tiếng và chất lượng của các trường này đã mang tầm quốc tế , tỷ lệ chấp nhận hồ sơ luôn nằm ở mức dưới 10%, học phí luôn nằm ở mức ngất ngưởng nhưng cũng là các tay “đại gia” về học bổng , bởi chính sách thu hút nhân tài của các trường này. Một số trường Đại Học tư nổi tiếng: Havard University, MIT, University of Chicago, American University, Adelphi University v.v..
Các trường Đại Học công được hỗ trợ và điều hành bởi chính quyền địa phương hoặc bang thì thường có quy mô lớn hơn, học phí phải chăng hơn và học bổng cũng thường khiêm tốn hơn. Một số trường Đại Học công lập rất có uy tín không chỉ trên đất Mỹ mà còn trên thế giới: University of South Carolina, American University, University of Kansas, Auburn University, hệ thống trường California State University.
Các trường ở Mỹ thường dựng lên rất nhiều tiêu chuẩn trong việc tuyển lựa sinh viên để trao học bổng. Tiêu chí và trọng số cho mỗi tiêu chí có thể khác biệt ở nhiều trường, nhưng nhìn chung đều tìm kiếm các cá nhân năng động và có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng. Do đó để tăng thêm cơ hội cho mình, các bạn phải tự đưa ra được các lý do cho lựa chọn của mình:
- Tại sao lại chọn nước Mỹ?
- Tại sao lại chọn Ngành học này?
- Tại sao lại chọn Bang/Trường này?
- Định hướng sau khi tốt nghiệp của bản thân?
Hồ sơ xét duyệt học bổng thường sẽ được xem xét khi sinh viên cung cấp đầy đủ các căn cứ sau:
- Đơn Ứng Tuyển: Mẫu đơn ứng tuyển của các trường khá tương tự nhau và bao gồm các thông tin cá nhân cơ bản (tham khảo trên website của trường), bạn sẽ cần được nhận vào trường trước khi được xem xét cấp học bổng.
- Bảng điểm THPT: bảng điểm chính thức được dịch/công chứng của 3 năm cấp 3 (tuỳ vào thời gian có thể nộp đến HK 1 lớp 12 và bổ sung sau). Các trường đại học thường yêu cầu mức điểm trung bình từ 7.0 trở lên để được chấp nhận. Tuy nhiên mức điểm trung bình của các bạn xin học bổng thường từ 8.0 trở lên.
- Điểm thi tiếng Anh: IELTS/TOEFL ít nhất từ 5.0/60. Để xin được học bổng thì từ điểm 6.5/68 trở lên là điều tiên quyết.
- Điểm SAT/ACT: Thường được yêu cầu; tuy nhiên xu hướng hiện nay các trường bắt đầu giảm dần trọng số của bài thi SAT hoặc không yêu cầu bài thi SAT nữa, do nhiều trường nhận thấy sự sai khác lớn giữa một học sinh có điểm SAT cao và một học sinh xuất sắc trong thời gian học đại học.
- Bài luận xin học bổng: Các trường thường yêu cầu bài luận viết bằng tiếng Anh giới hạn từ 500-1200 từ. Mục đích của bài luận là để sinh viên giới thiệu về bản thân và thuyết phục trường tại sao bạn nên được cấp học bổng (chủ đề của bài luận sẽ tuỳ theo tiêu chí của mỗi trường – kĩ năng tư duy, giải quyết vấn đề, tranh luận về một vấn đề v.v.. )
- Thư giới thiệu: Không phải tất cả các trường đều yêu cầu, nhưng nếu bạn có thì sẽ là một điểm nhấn trong hồ sơ. Thư cần được viết bởi những người biết rõ về năng lực và con người bạn như thầy cô chủ nhiệm hoặc trưởng CLB nơi bạn hoạt động (lưu ý là điểm mạnh trong thư phải phù hợp với ngành/trường)
- Phỏng vấn với đại diện trường: Có thể phỏng vấn qua skype hoặc phỏng vấn trực tiếp nếu trường có đợt công tác sang. Phỏng vấn sẽ bằng tiếng Anh & chủ yếu để kiểm tra lại những điều bạn đã viết trong thư & bài luận. Bạn sẽ cần luyện tập trước nhiều lần để nói chuyện trôi chảy và khéo léo (đừng học thuộc lòng vì người phỏng vấn sẽ nhận ra và mất cảm tình ngay với bạn)
Mỗi trường đại học đều có deadline riêng cho việc nộp hồ sơ xin học bổng nên bạn phải lên kế hoạch từ sớm và chi tiết. Với kinh nghiệm tư vấn du học và xin học bổng cho hàng trăm sinh viên Việt Nam tài năng, GLN xin khẳng định rằng việc chuẩn bị trước kỹ lưỡng sẽ luôn giúp hồ sơ của bạn sáng chói trước hàng ngàn hồ sơ “rải đều” của các ứng viên khác. Chúc bạn thành công trên con đường học vấn của mình!
Phía trên là những bước cơ bản trong quá trình chuẩn bị cho hồ sơ xin học bổng. Để được hỗ trợ thêm hãy liên hệ:https://isn.edu.vn/lien-he/