• P.723-1, Lầu 7, Tòa nhà Mê Linh Point, Số 2 Ngô Đức Kế, P. Bến Nghé, Q.1, HCM

  • 0938.993.753

6 bước giúp bạn tự tin giao tiếp với người nước ngoài


Nếu như nói tiếng anh học giỏi nhờ năng khiếu thì cũng có phần đúng. Nhưng không phải ai cũng có chất giọng tốt, có khả năng bắt chước được ngữ điệu của người nước ngoài. Muốn tự tin nói tiếng anh thì phải biết được vì sao ta không tự tin…

Có 2 lý do chính:

  1. Tự ti bẩm sinh, cái gì cũng sợ, chẳng riêng gì tiếng anh.
    2. Tự ti do thiếu sót của bản thân. Loại này là phổ biến và có thể khắc phục được.

Hãy tự tin khi nói chuyện với người nước ngoài, bằng cách lấp dần lấp dần những thiếu sót!!! 

Bước 1Học ngữ pháp:

Đừng cảm thấy Ngữ pháp tiếng Anh là điều đáng sợ vì nếu sợ bạn sẽ bị nó quật ngã!

Hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu những cấu trúc ngữ pháp căn bản trong giao tiếp, mấu chốt ở 3 thì chính: Quá khứ, Hiện tại và Tương lai.

Bước 2: Học phát âm: Bước 2 nhưng chúng ta hoàn toàn có thể làm song song với bước 1.

*** Để phát âm chuẩn thì Bảng phiên âm quốc tế là trợ thủ đầu tiên mà bạn phải dung nạp được. ***

  1. Mua sách + đĩa luyện phát âm về, mở ra và học. Ghi âm lại lúc mình nói. So sánh với đĩa và luyện đến khi giống hoặc gần giống như đĩa.
  2. Học cùng bạn bè, nói cho nhau nghe và chỉnh sửa. (Tham gia clb tiếng anh, kết bạn với người nước ngoài)
  3. Nếu tất cả đều không áp dụng được thì chỉ còn cách đi học 1 khóa phát âm. Chọn khóa chất lượng, tử tế, cam kết đầu ra.

Bước 3: Luyện nghe: Như đã nói ở trên, Các bước chúng ta đều có thể làm song song với nhau.

Để luyện tai thì không có cách nào khác là nghe thật nhiều nhưng nghe đúng phương pháp. Có 2 hình thức nghe:

  1. Nghe thụ động (hear): mở tiếng anh cho tự phát rồi ngồi nghe, gật gù, câu được câu không. Tác dụng lớn nhất là để mình làm quen với ngữ điệu. Hình thành thói quen nghe cho tai của bạn.
  2. Nghe chủ động (listen): nghe có mục đích. Ví dụ như khi làm bài tập nghe là chúng ta đang nghe chủ động. Dạng nghe này có tác dụng rất lớn trong việc giúp chúng ta nói tốt. Bởi vì luyện cái này mới giúp chúng ta hiểu được người ta đang nói gì.

***Một chú ý lớn khi nghe là đừng cố nghe hết từng từ từng chữ, mà hãy tập nghe những chỗ người ta nhấn mạnh và nắm nội dung chính của cả câu. Nếu không thì mình sẽ không bao giờ nghe được và hiểu được hết đâu.

Bước 4: Tích lũy từ vựng:

Từ vựng sẽ là cái chủ chốt trong việc ta có nói được hay không. Kể cả bạn chả biết ngữ pháp, phát âm sai toe toét mà nhiều từ vựng thì nói người nước ngoài người ta vẫn hiểu.

*** Vậy học từ vựng như thế nào?

  • Học theo chủ đề. Cứ 1 tuần học 1 chủ đề. Từ nào là từ mới thì note lại. Lần sau đọc bài khác mà gặp lại từ đấy vài lần nữa thì là nhớ. Học vẹt sẽ không giúp bạn ghi nhớ lâu được.
  • Một cách khác để học từ mới là viết nhật ký (hoặc viết truyện, viết văn tả cảnh, viết cái gì cũng được) bằng tiếng anh. Tất nhiên là chỉ khi đã nắm vững ngữ pháp thì viết mới có hiệu quả. Sau 6 tháng mà cứ học kiểu này thì ít cũng phải tích lũy được 1000 từ tiếng anh rồi.

Bước 5: Nâng cao hiểu biết về các vấn đề kinh tế xã hội: Thực ra sau bước 4 là ta đã có thể tự tin nói chuyện với người nước ngoài rồi đó. Nhưng mà nếu muốn nói hay, nói cho nó lác mắt ra thì chăm chỉ thực hiện tiếp bước này. Vì các chủ đề kinh tế xã hội hiện tại sẽ giúp bạn có cơ hội giao tiếp và trò chuyện với người nước ngoài nhiều hơn và thực tế hơn đấy.

Bước 6: Thực hành, thực hành và thực hành: Bước dễ nhất trong tất cả!


0938.993.753